Chia tài sản chung ly hôn

Chia tài sản chung ly hôn của vợ chồng là một nội dung rất phức tạp cần giải quyết. Tòa án xem xét các yếu tố sau khi chia tài sản chung:

Tài sản chung của vợ chồng chia đôi nhưng có tính đến:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Nếu việc chia đôi tài sản khiến cho vợ hoặc chồng lâm vào tình cảnh khó khăn. Thì việc chia tài sản sẽ được xem xét chia sao cho đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người đó.

– Công sức đóng góp vào tài sản chung.

Các bên cần có chứng cứ chứng minh việc mình bỏ tiền ra tạo dựng nhà cửa, đất đai, mua sắm vật dụng, phương tiện trong gia đình, chi phí sửa chữa… Ngoài ra người vợ/chồng cho dù ở nhà nội trợ, làm việc gia đình cũng được coi là lao động có thu nhập.

– Bảo vệ lợi ích của vợ chồng để họ có điều kiện tiếp tục tạo thu nhập.

Nếu vợ/chồng hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp thì việc chia tài sản phải đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp đó được tiếp tục hoạt động bình thường, không làm trì trệ hoặc mất đi việc sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp đó.

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng.

Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ thực hiện các công việc trong gia đình. Có nghĩa vụ sống chung với nhau trừ trường hợp vợ, chồng thỏa thuận hoặc do yêu cầu công việc, các hoạt động xã hội cần công tác.

Như vậy nếu vợ, chồng không còn thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống gia đình, ngoại tình. Không sống chung với nhau mà không vì lý do công việc yêu cầu hay thỏa thuận thì được xem là vi phạm nghĩa vụ vợ chồng. Nếu chứng minh được lỗi thì người có lỗi phải dùng tài sản của mình để bù đắp cho những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe và thiệt hại về tài sản nếu có.

* Một số vấn đề khi chia tài sản chung ly hôn:

Nếu vợ, chồng không có thỏa thuận về tài sản chung, riêng khi kết hôn thì khi ly hôn sẽ được chia theo quy định pháp luật.

– Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó.

Để xác định là tài sản riêng thì phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Ví dụ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trước khi kết hôn (mà chưa nhập vào tài sản chung, nếu tài sản riêng mà các bên đã nhập vào tài sản chung thì được coi là tài sản chung), được tặng cho hoặc thừa kế riêng…

Nếu tài sản riêng đã nhập chung vào tài sản chung, khi ly hôn vợ/chồng được trả lại giá trị tài sản tương đương với phần tài sản riêng đã đóng góp nếu 2 bên không có thỏa thuận chia tài sản khác.

Đối với những tài sản có trong thời kỳ hôn nhân mà có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng chỉ ghi tên 1 người (xe máy, ô tô…). Thì được xem là tài sản chung, nếu vợ hoặc chồng cho rằng đó là tài sản riêng thì phải chứng minh. Quần áo, vật dụng, tư trang cá nhân là tài sản riêng, không cần chứng minh.

– Tài sản chung được chia:

+ Bằng hiện vật, ví dụ: tài sản chung vợ chồng có 4 cái ghế gỗ, khi ly hôn tùy 2 bên thỏa thuận, nếu không sẽ chia đôi mỗi người 2 cái ghế.

+ Bằng giá trị: Nếu tài sản vợ chồng không thể phân chia như bộ ghế gỗ. Ví dụ như cái tủ lạnh thì sẽ tính giá trị cái tủ lạnh tại thời điểm chia tài sản là bao nhiêu tiền. Bên nào lấy tủ lạnh thì phải đưa cho bên kia số tiền tương đương phần giá trị tủ lạnh họ được hưởng.

Ví dụ: tủ lạnh tại thời điểm ly hôn có giá trị là 2.000.000 đồng. Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì chia đôi, người lấy tủ lạnh sẽ trả cho người kia 1.000.000 đồng.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nếu con chung chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự (con đã từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình), không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (bị mất khả năng lao động do bẩm sinh, tai nạn, bệnh tật ốm yếu và cũng không có tài sản nào để duy trì sinh hoạt hằng ngày). Thì việc chia tài sản phải đảm bảo cho những trường hợp trên duy trì nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ (ăn, mặc, ở, học tập).

Chia tài sản chung ly hôn nếu vợ, chồng sống chung với gia đình:

+ Nếu tài sản vợ, chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được phần giá trị là bao nhiêu thì căn cứ trên công sức đóng góp của vợ/chồng vào khối tài sản chung để chia phần giá trị tương đương với công sức đó. Các bên có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.

+ Nếu tài sản vủa vợ, chồng mà xác được phần giá trị họ đóng góp là bao nhiêu, đồng thời xem xét hoàn cảnh, việc sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp, có lỗi hay không để trích phần tài sản ra từ tài sản chung để chia cho vợ/chồng.

* Đối với quyền sử dụng đất

– Người có quyền sử dụng đất có được trước khi kết hôn, được tặng cho hoặc thừa kế riêng thì thuộc về người đó (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản thừa kế chứng minh).

– Quyền sử dụng đất là tài sản chung:

+ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản: cả 2 bên đều có nhu cầu sử dụng đất thì thỏa thuận vớ nhau, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ căn cứ trên nhu cầu, quyền lợi và các yếu tố hoàn cảnh, nuôi con để phân chia phù hợp. Nếu chỉ 1 bên có nhu cầu thì bên kia được trả phần giá trị quyền sử dụng đất bên kia được hưởng, ví dụ: vợ chồng có mảnh ruộng trị giá 100 triệu, khi ly hôn vợ có nhu cầu canh tác, chồng đi làm ăn nơi khác. Như vậy, nếu không có thỏa thuận gì khác thì theo nguyên tắc mỗi bên được hưởng một nửa giá trị mảnh ruộng là 50 triệu. Người vợ có nhu cầu canh tác tiếp thì phải trả cho người chồng 50 triệu mà anh ta được hưởng.

+ Nếu có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình: dựa trên công sức đóng góp của các thành viên trong gia đình để chia giá trị tài sản chung, sau khi chia người vợ hoặc chồng đi ra khỏi nhà (không sống chung với gia đình nữa) sẽ được trả phần giá trị mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác. Người trả sẽ là các thành viên trong gia đình cùng góp lại hoặc một hay một số thành viên khác trả nếu họ muốn nhận phần tài sản đó.

+ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp trồng rừng, đất ở: 2 bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa căn cứ vào các yếu tố: hoàn cảnh các bên, công sức đóng góp, hoạt động sản xuất, kinh doanh, có lỗi làm thiệt hại tài sản hay không để chia. Các bên cần cung cấp các chứng cứ chứng minh phần tài sản của mình (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thỏa thuận, hợp đồng giao dịch khác…)

 

ĐỂ NẮM RÕ HƠN VỀ CÁC KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VÀ QUAN TRỌNG NHẤT VỀ VỤ VIỆC LY HÔN.  BẠN HÃY MUA BẢN EBOOK CỦA TÔI.

Lyhon.online là trang thông tin kiến thức pháp luật về Ly hôn của Luật sư Nguyễn Minh Tiến.  Thành viên của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Với 16 năm kinh nghiệm làm việc tại cơ quan Toàn án và văn phòng Luật sư. Tôi cung cấp các thông tin quan trọng, hữu ích giúp bạn NẮM PHẦN CHỦ ĐỘNG trong ly hôn.

Nội dung ebook đặc biệt là các  lưu ý cực kỳ quan trọng về phương thức ly hôn và các bí quyết làm việc tại tòa án. Nó cực kỳ hữu ích với các thông tin mà bạn KHÔNG THỂ TÌM THẤY trên mạng internet.. Chỉ có các thẩm phấn và Luật sư chuyên nghiệp về ly hôn mới nắm được những điều này.

Bản ebook này là kiến thức và cách xử lý vụ việc dưới góc độ của một luật sư, thẩm phán.

Các thông tin được chọn lọc kỹ, đễ đọc dễ hiểu,không phức tạp như thuật ngữ chuyên ngành luật.

Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và nhiều tiền bạc để đến trực tiếp gặp luật sư. Bản ebook này có giá trị kiến thức bằng NHIỀU BUỔI TƯ VẤN TRỰC TIẾP của một luật sư.  Có nó , bạn sử dụng NHIỀU LẦN đến khi nắm rõ toàn bộ kiến thức và áp dụng vào trường hợp của bản thân mình.

Bạn sẽ có bản ebook này với chi phí 299K.

Hãy chuyển khoản vào tài khoản:

Tên tài khoản: Nguyễn Minh Tiến
Số tài khoản: 010117713
Ngân hàng Quốc Tế (VIB), chi nhánh Hồ Chí Minh.

Hoặc chuyển qua tài khoản momo số 0902943889.

Sau khi chuyển khoản hãy gửi email của bạn qua: info@lyhon.online. Hãy để chúng tôi có thể nhanh chóng phục vụ bạn.

    3 Comments

    Add a Comment

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *